Đau vai gáy – Hội chứng cổ vai gáy – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hasuapp.vn – Đau vai gáy là một trong những căn bệnh cột sống cổ phổ biến hiện nay. Nhất là đối với những người làm việc online nhiều giờ liền trong ngày. Hiện tượng đau vai gáy không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, mà đau vai gáy còn là dấu hiệu của nhiều bệnh xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, hẹp lỗ sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ…

 

Đau vai gáy khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi

Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

Nguyên nhân do bệnh lý xương khớp:

Đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp hoặc bệnh như thoát vị đĩa đệm, hẹp lỗ sống, dính khớp bả vai, thoái hóa đốt sống cổ…

Ngoài nguyên nhân do bệnh tật hay chấn thương, đau vai gáy có thể xuất phát từ việc lặp đi lặp lại các động tác quá sức vùng cổ vai. Hoặc kéo dài một tư thế sai trong khoảng thời gian dài. Điều này khiến dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn hoặc kéo căng quá mức, có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh. Dẫn đến hiện tượng vai gáy

Nguyên nhân cơ học: Một số nguyên nhân cơ bản phải kể đến, như:

Sinh hoạt sai tư thế như nằm ngủ gối đầu quá cao, nằm ngủ gục trên bàn, nằm nghiêng co quắp hoặc nằm quá lâu trong một tư thế… Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ

 

Tư thế ngồi không đúng là nguyên nhân gây nên hội chứng cổ vai gáy
  • Tư thế ngồi không đúng, làm việc vận động cổ quá sức
  • Tập luyện thể thao quá sức, không khởi động trước khi tập hoặc tập không đúng kỹ thuật
  • Ngồi nhiều giờ trước quạt, máy lạnh;
  • Thói quen tắm khuya muộn, dầm mưa nắng thường xuyên…

Bất kể ai cũng có thể gặp hội chứng cổ vai gáy. Đặc biệt những người có điều kiện làm việc đặc thù, đòi hỏi phải vận động vùng cổ nhiều giờ trong một tư thế cố định. Như tài xế, dân văn phòng, vận động viên…

Khi có biểu hiện đau ở vùng vai gáy kéo dài, bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám và định hướng phương pháp điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân do bệnh tật hoặc chấn thương, có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật can thiệp. Còn nếu chỉ do nguyên nhân cơ học, do sai tư thế hàng ngày, có thể dùng những cách đơn giản hơn giúp bạn cải thiện những cơn đau.

Các triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy

Cơn đau thường biểu hiện rõ rệt khi bạn đứng, khi ngồi lâu, khi hoạt động cột sống cổ, khi ho, hắt hơi…

Đau cũng có thể tăng lên khi thay đổi thời tiết.

Đau sẽ giảm khi cơ thể và cột sống cổ được nghỉ ngơi.

Có khi cơn đau lan xuống cả bả vai, làm cánh tay, cẳng tay và bàn tay bị tê mỏi rất khó chịu. Có khi trong ngày bỗng nhiên bạn cảm thấy bàn tay mình rất tê. Thậm chí chỉ cần sờ nhẹ vào cũng có cảm giác tê bì. Tình trạng này khiến người bệnh rất khó chịu và gây ảnh hưởng đến công việc.

Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến việc ăn uống và nghỉ ngơi của người bệnh. Khiến người bệnh ăn mất ngon vì đau; khi ngủ, nếu bệnh nhân nằm nghiêng về bên đau thì lực cơ thể sẽ làm cơn đau tăng lên.

 

>> Tham khảo:

  • Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi
  • Những bài tập thở tốt cho tim – Giúp tim bạn luôn khỏe mạnh

Các phương pháp điều trị hội chứng vai gáy

Khi thấy dấu hiệu đau vai gáy, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân, tìm xem có hiện tượng chèn ép dây thần kinh gây tổn thương không. Từ đó cùng bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

 

Điều trị đau vai gáy là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn

Nếu bệnh nhẹ:

  • Bạn không nên cố gắng quay đầu hoặc cổ quá mạnh, chỉ nên xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng.
  • Nên hạn chế việc nghiêng đầu và quay đầu mạnh, để cho bệnh hồi phục dần dần.
  • Không nên ngồi lâu trước quạt hoặc điều hòa.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy hàng ngày khoảng 10 – 15 phút
  • Sử dụng túi chườm nóng hoặc lá ngải cứu, lá lốt phơi khô – sao thơm nóng rồi chườm vào chỗ đau.
  • Không tắm bằng nước lạnh, sử dụng nước ấm vừa phải.

Trường hợp bệnh ở mức độ trung bình:

  • Sau khi đã thực hiện các biện pháp trên mà bệnh không thuyên giảm, bạn có thể phải sử dụng một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Như thuốc giảm đau, chống viêm: diclofenac, paracetamol…
  • Sử dụng miếng dán giúp giảm đau.
  • Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giãn cơ cho người bệnh giúp chống các cơ co thắt quá mức, từ đó cũng giúp giảm đau.
  • Các vitamin B như vitamin B1, B12… có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh có thể được sử dụng.

Lưu ý: Nếu nguyên nhân đau không phải do thoái hóa hay co thắt mạch máu, người bệnh không nên xoa bóp vì sẽ làm cơn đau tăng thêm.

Nếu bệnh nặng:

  • Phương pháp châm cứu: Giúp điều hòa hoạt động của các dây thần kinh lại. Khi châm đúng vào vị trí các huyệt chính xác, có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa làm giảm sự co thắt, giúp người bệnh giảm đau
  • Tiêm thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh sẽ tạm thời cắt đứt cơn kích thích thần kinh, làm mềm cơ và giúp giảm đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tiêm này phải do bác sĩ thực hiện, và có đầy đủ trang bị cấp cứu nếu có sự cố xảy ra. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về tiêm.

==> Có thể bạn cần:

  • Dấu hiệu trầm cảm ở người già – Nguyên nhân và cách khắc phục
  • Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Phương pháp điều trị bằng tư thế hàng ngày

 

Ngồi làm việc đúng tư thế giúp giảm nguy cơ đau vai gáy

Tư thế sinh hoạt hằng ngày rất quan trọng, ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc đau vai gáy. Nếu bạn có tư thế lệch với tư thế sinh lý bình thường, cột sống cổ sẽ phải chịu một áp lực và căng thẳng rất lớn. Đường cong sinh lý của cột sống cổ sẽ từ từ bị thay đổi. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho dây chằng, đĩa đệm, căng cơ không cần thiết và mất cân bằng vùng cổ vai.

Việc duy trì tập luyện tư thế đúng của cơ thể không phải là một phương pháp điều trị hội chứng cổ vai gáy cách cấp tốc. Nó cần một thời gian dài bạn kiên trì luyện tập để mang lại hiệu quả. Trong quá trình này, bạn sẽ cần sự hỗ trợ của các bài tập giãn cơ cho vùng cổ vai gáy, đặc biệt là trị liệu, yoga…

Tư thế ngồi làm việc tốt nhất:

  • Ngả lưng vào ghế, phần mông sát thành tựa của ghế, giữ lưng thẳng. Nhìn thẳng, vai thẳng…
  • Khi làm việc, giữ cánh tay không vươn quá ngực, khuỷu tay nên tựa vào tay vịn ghế.
  • Khoảng 30 – 50 phút, nên dứng dậy đi lại, hít thở sâu. Sau đó vươn vai và xoay cổ chậm hết biên độ
  • Tư thế và hoạt động này sẽ giúp cột sống cổ được thư giãn, tránh tình trạng bị áp lực và căng cứng.
  • Hạn chế làm việc một bên, bẻ cổ hay xoay cổ mạnh và nhanh (nghe thấy âm thanh)

Tư thế nằm hạn chế đau cổ vai gáy

  • Nên sử dụng nệm, không nên nằm nhiều giờ trên võng, nằm sấp.
  • Khi nằm ngửa, giữ đầu – cổ – thân – chân thẳng, không gối quá cao hoặc quá thấp
  • Khi nằm nghiêng, chân dưới co gối nhẹ và hơi đưa về phía trước. Chân trên hơi đưa về phía trước, gác trên gối ôm. Tay để trước mặt, trục đầu – cổ – thân  thành đường thẳng.

Hội chứng đau cổ vai gáy đang ngày càng trở nên phổ biến, không phân biệt tuổi tác. Ngoài những phương pháp trên, chúng ta hãy cùng nhau luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Để cơ thể luôn khỏe mạnh và hân hoan trong cuộc sống bạn nhé.