Hasuapp.vn – Giấc ngủ ngon có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Nhưng khi về già, nhiều người gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống.
1. Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người già
Nhiều người quan niệm rằng khi về già thì không cần ngủ đủ như trẻ nhỏ hay thanh niên, nhưng thực sự không phải như vậy. Dù ở độ tuổi nào thì cũng cần ngủ đủ từ 7-8 tiếng / ngày. Chúng ta thấy người già ngủ ít là bởi vì họ đang gặp phải vấn đề với giấc ngủ.
Một giấc ngủ tốt là một giấc ngủ sâu, ít khi thức giấc vào ban đêm, nếu có thức giấc thì cũng nhanh chóng ngủ lại được. Sau khi ngủ dậy sẽ cảm thấy sảng khoái, đầu óc minh mẫn, cơ thể khỏe mạnh.
Nếu như giấc ngủ của bạn ngược lại với những điều trên thì chứng tỏ bạn ngủ không ngon và có những triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
Những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người già bao gồm:
- Mất ngủ vào ban đêm: ngủ ít, ngủ muộn, thức giấc sớm, chỉ ngủ được dưới 4 tiếng.
- Giấc ngủ bị đảo lộn: không ngủ được vào ban đêm nhưng lại ngủ nhiều vào ban ngày.
- Rối loạn tâm lý trước khi ngủ: nằm trên giường nhưng cứ trằn trọc, suy nghĩ lung tung.
- Rối loạn hô hấp lúc ngủ: ngáy to, nhịp thở không đều, thậm chí có lúc ngưng thở tạm thời.
- Nghiến răng, co giật tay chân lúc ngủ.
2. Hậu quả của chứng rối loạn giấc ngủ người cao tuổi
Giống như xe hết xăng sẽ không thể chạy, người già khi rơi vào tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ suy yếu nhiều mặt.
2.1. Rối loạn giấc ngủ ở người già có thể làm thoái hóa não
- Rối loạn giấc ngủ kéo dài làm tổn thương tế bào thần kinh và thoái hóa não.
- Rối loạn giấc ngủ kéo dài làm suy giảm hơn 20% khối lượng bộ não. Do đó, gây suy giảm trí nhớ, rối loạn vận động, rối loạn ngôn ngữ…
2.2. Rối loạn giấc ngủ ở người già có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, rối loạn giấc ngủ kéo dài còn gây ra nhiều nguy cơ đối với sức khỏe như:
- Rối loạn tiêu hóa.
- Tăng huyết áp.
- Các vấn đề về tim mạch.
- Đái tháo đường.
- Thậm chí có thể gây ra đột quỵ não, đột tử.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: mệt mỏi, dễ căng thẳng, mất tập trung, cáu gắt…
- Có thể gây ra trầm cảm.
==> Tham khảo:
- Mất ngủ ở người già – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Đau vai gáy – nguyên nhân bệnh và cách phòng ngừa
- Vì sao người cao tuổi nên tập luyện tại nhà
3. Loại bỏ những triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người già
Để loại bỏ những triệu chứng rối loạn giấc ngủ, người bệnh cần ghi nhớ và thực nhiện những điều NÊN – KHÔNG NÊN dưới đây.
3.1. Những điều NÊN làm để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở người già
- Rèn luyện thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
- Có thể ăn nhẹ khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Dành khoảng 1 giờ để thư giãn trước khi ngủ. Gợi ý là nên tập thiền.
- Nếu đang lo lắng, băn khoăn về vấn đề gì đó, hãy viết ra giấy và tự nhủ sẽ giải quyết nó vào sáng mai.
- Giữ cho phòng ngủ tối và thoáng mát.
- Giữ cho phòng ngủ luôn yên tĩnh.
- Hạn chế thời gian nằm trên giường trước khi ngủ. Nếu nằm trên giường trong vòng 20 phút mà không ngủ được thì hãy đứng dậy, ra khỏi giường và quay trở lại giường khi thực sự buồn ngủ.
- Massage nhẹ nhàng toàn thân trước khi ngủ.
- Tập thở khí công, dưỡng sinh nhẹ nhàng.
- Ngâm chân từ 10-15 phút trong nước ấm.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng, ăn những thực phẩm giúp ngủ ngon.
3.2. Những điều KHÔNG NÊN làm khi điều trị chứng rối loạn giấc ngủ
- Không ngủ nhiều vào ban ngày. Nếu ban ngày quá mệt, hãy ngồi dựa lưng vào đâu đó để thư giãn, hoặc ngủ một giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút vào buổi trưa.
- Không nhìn vào đồng hồ quá nhiều lần. Càng nhìn vào đồng hồ bạn sẽ càng cảm thấy lo lắng vì mình không ngủ được.
- Không tập thể dục quá sức trước khi ngủ.
- Không nên đọc sách hoặc xem tivi trên giường khi không ngủ được.
- Không ăn no trước khi đi ngủ.
- Không uống các chất kích thích như rượu, bia, cafe hay hút thuốc lá trước khi đi ngủ.
- Không mở đèn ngủ sáng.
- Không để phòng ngủ quá nóng bức, ngột ngạt.
- Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Bạn sẽ không thể ngủ yên nếu một lúc lại phải dậy để đi vệ sinh.
- Và quan trọng nhất, không nên quá lo âu, căng thẳng, tâm lý không thoải mái sẽ khiến bạn khó ngủ.
Khi thực hiện nghiêm túc tất cả những điều trên mà sau một thời gian bạn vẫn gặp phải những triệu chứng rối loạn giấc ngủ thì hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và tư vấn nhé. Một lời khuyên là tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc an thần để có thể ngủ được, vì đó chính là con dao hai lưỡi, để lại hậu quả lâu dài cho sức khỏe.