Những căn bệnh tuổi già thường mắc phải

Hasuapp.vn – Sinh – lão – bệnh – tử là quy luật bất biến của tự nhiên, không ai có thể tránh khỏi. Nhưng chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hóa, phòng tránh bệnh tật để sống khỏe hơn. Cùng điểm qua những căn bệnh tuổi già dưới đây đồng thời quan tâm và chú ý đến các bậc phu huynh mình ngay nhé.

 

Người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn

1. Những bệnh tuổi già thường mắc phải

Nếu như cỗ máy hoạt động thường xuyên, tục trong mấy chục năm thì bulong, ốc vít cũng sẽ rệu rã và thường xuyên hỏng hóc. Con người chúng ta cũng như vậy. Tuổi càng cao, hệ miễn dịch càng suy yếu, các cơ quan chức năng lão hóa dần và bệnh tật bắt đầu ghé thăm thường xuyên. Dưới đây là những căn bệnh tuổi già thường mắc phải.

1.1. Các bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong những mối nguy hàng đầu với người cao tuổi. Các bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi có thể kể đến như:

1.1.1. Xơ vữa động mạch

Đây là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ, cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân với người cao tuổi.

1.1.2. Bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp là  một căn bệnh phổ biến ở tuổi trung niên. Những người trên 60 tuổi thì có đến trên 40% mắc bệnh này.

1.1.3. Các bệnh về van tim

Khi tuổi cao, van tim trở nên bị thoái hóa, dễ bị rách, dễ bị mảng bám canxi tại van (vôi hóa van tim) làm van bị dày lên và xơ cứng, hạn chế lưu lượng máu đi qua van.

Các bệnh về van tim thường gặp gồm: hở van 2 lá, hở van 3 lá, hẹp van tim, hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ.

1.1.4. Các bệnh về cơ tim

Các bệnh về cơ tim thường gặp ở người cao tuổi là nhồi máu cơ tim cấp và thiếu máu cơ tim mãn tính. Bệnh có liên quan đến nguồn máu và oxy mà cơ tim được cung cấp.

 

Tinh thần vui vẻ là liều thuốc chữa bách bệnh tuổi già

1.1.5. Các bệnh về động mạch tim

Các bệnh về động mạch tim thường gặp là động mạch vành tim và phình động mạch chủ bóc tách.

1.1.6. Suy tim

Suy tim là tình trạng bệnh lý do tim bị yếu đi và không thể hoàn thành chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể.

Những người dễ bị suy tim gồm:

  • Người cao tuổi bị các bệnh lý về tim mạch mãn tính nhưng không được điều trị tốt hoặc có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh (hút thuốc, rượu bia).
  • Người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý mạn tính cùng một lúc như tiểu đường, suy thận,…

 

==> Mất ngủ ở người già – Nguyên nhân và cách khắc phục

 

1.2. Các bệnh về đường tiêu hóa

Hệ tiêu hóa yếu đi khiến người cao tuổi gặp phải nhiều bệnh về đường tiêu hóa.

1.2.1. Bệnh dạ dày

Viêm đại tràng mãn tính, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản là những bệnh về dạ dày phổ biến ở người cao tuổi, gây ra sự khó chịu, ăn ngủ không ngon.

 

Xả stress đúng lúc giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

1.2.2. Bệnh táo bón

Táo bón mãn tính là chứng bệnh về tiêu hóa phổ biến ở người cao tuổi và gây ra những khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt. Thiếu chất xơ, thiếu nước, thiếu vận động chính là những nguyên nhân dẫn đến táo bón.

1.2.3. Bệnh trĩ

Táo bón kéo dài mà không được điều trị sẽ dẫn tới bệnh trĩ, gây đau đớn cho người bệnh.

1.3. Bệnh cơ xương khớp

Xương khớp con người cũng giống như bulong, ốc vít của máy móc, hoạt động nhiều sẽ mòn đi, yếu đi và dễ long. Xương khớp là vấn đề lớn mà người cao tuổi gặp phải. Các bệnh về cơ xương khớp thường gặp ở người cao tuổi gồm:

1.3.1. Viêm xương khớp

Đây là bệnh tuổi già khá phổ biến ở những người trên 65 tuổi. Viêm khớp xảy ra khi các chất lỏng và sụn trong khớp bị mòn đi, khiến xương cọ vào nhau gây đau. Dạng viêm khớp thường gặp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lớn tuổi là thoái hóa khớp, hệ quả do hao mòn các khớp xương, đặc biệt là ở các ngón tay, hông, đầu gối, cổ, cổ tay và cột sống.

1.3.2. Bệnh gout (gút)

Là bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi, trong đó chủ yếu là nam giới trung niên và cao tuổi. Đây là bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium ở tổ chức (bao hoạt dịch và tổ chức quanh khớp, ống thận và nhu mô thận).

Bệnh gây ra nhức mỏi, đau đớn, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

1.3.3. Bệnh loãng xương

Đây là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Những mô xương cũ bị hủy sẽ nhiều hơn số mô xương mới được tạo ra, khiến xương mỏng dần và yếu đi. Thay đổi này dẫn đến tình trạng loãng xương, một căn bệnh khiến xương yếu hơn và dễ bị chấn thương khi vấp ngã hoặc khi thực hiện những hoạt động thể chất hàng ngày. 

1.4. Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một trong những căn bệnh tuổi già mạn tính. Mặc dù bệnh xuất hiện ở nhiều độ tuổi nhưng người cao tuổi có nguy cơ mắc cao hơn. Tình trạng này xuất hiện khi lượng đường trong máu (lượng đường bao gồm cả glucose) ở ngưỡng quá cao, gây ra những biến chứng như tổn thương mắt, thần kinh, thận cũng như làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

1.5. Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương

Bộ não, cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, cũng bị lão hóa khi tuổi cao. Chính sự lão hóa của não bộ đã dẫn đến hàng loạt các căn bệnh tuổi già phiền toái và nguy hiểm. Có thể kể đến các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương như:

1.5.1. Sa sút trí tuệ

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với chứng sa sút trí tuệ. Hội chứng này ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, định hướng, hiểu, tính toán, năng lực học tập, ngôn ngữ và phán đoán nhưng ý thức không bị ảnh hưởng.

 

==> Thực phẩm tốt nhất cho người ngoài 50 tuổi

 

1.5.2. Bệnh Parkinson

Parkinson là căn bệnh thường gặp ở tuổi già. Bệnh xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng.

Xét về giới tính, nam giới có khả năng mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ giới.

1.5.3. Bệnh Alzheimer

 

Tham gia các hoạt động cùng con cháu giúp ba mẹ khỏe mạnh hơn

Bệnh Alzheimer là bệnh tuổi già khá phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy cho không chỉ người bệnh mà cả gia đình và những người xung quanh.

Đây là một trong những căn bệnh về não gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Đãng trí, tư duy bất thường là những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này.

 

>> Điểm danh các loại rau xanh tốt cho sức khỏe người cao tuổi

 

1.6. Bệnh đục thủy tinh thể

Đây là bệnh tuổi già thường gặp ở những người trên 75 tuổi. Bệnh có thể bị hoặc một mắt hoặc cả hai bên. Bệnh nhẹ có thể điều chỉnh bằng kính. Nặng thì có thể giải phẫu thay thủy tinh thể.

1.7. Hội chứng tiền đình

Người cao tuổi dễ bị hội chứng tiền đình do thiếu máu đến nuôi cơ quan tiền đình – ốc tai, thiếu máu đến não, hậu quả của các bệnh lý về tai xảy ra từ trước.

Hội chứng tiền đình bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, xây xẩm, hoa mắt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai,…

Người mắc hội chứng tiền đình nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ bị các biến chứng như tổn thương tai ảnh hưởng đến khả năng nghe, tổn thương thần kinh, chấn thương do té ngã,…

2. Cách phòng ngừa bệnh tuổi già

Như đã nói, sinh – lão – bệnh – tử là quy luật bất biến, do đó, chúng ta không thể né tránh hoàn toàn, nhưng có thể làm chậm quá trình lão hóa và giảm nhẹ ảnh hưởng của bệnh tật. Để trải qua tuổi già khỏe mạnh, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh tuổi già bằng những biện pháp dưới đây.

2.1. Khám sức khỏe định kỳ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ là việc rất cần thiết để duy trì sức khỏe người cao tuổi. Những kết quả thăm khám sẽ giúp nắm rõ tình trạng sức khỏe của người cao tuổi, dễ dàng phát hiện ra những thay đổi để có biện pháp phòng tránh, chữa trị bệnh kịp thời.

 

Luyện tập thường xuyên giúp cơ thể luôn khỏe mạnh

2.2. Luyện tập thường xuyên

Luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn là vô cùng cần thiết để giúp người cao tuổi phòng tránh bệnh tật, tăng cường sức đề kháng, giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt, tâm trạng phấn chấn.

Các bộ môn phù hợp cho người cao tuổi có thể kể đến: đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, tập khí công tại nhà,…

Hasuapp cung cấp cho các bạn một ứng dụng hàng đầu tại Việt Nam. Đó là ứng dụng tập luyện cho người cao tuổi. Không cần đên các phòng tập người cao tuổi có thể tập tại nhà hay công viên, … chỉ với một chiếc điện thoại thông minh.

2.3. Tham gia các khóa học phù hợp

Học tập chính là một phương pháp để rèn luyện não bộ, giúp làm chậm quá trình lão hóa não, phòng tránh các bệnh liên quan đến não. Người cao tuổi có thể tham gia các khóa học như: ngoại ngữ, âm nhạc, vẽ tranh, đánh cờ, khiêu vũ…. Khi tham gia các khóa học, người cao tuổi còn có thể giao lưu, kết bạn, giúp đời sống tinh thần trở nên phong phú hơn, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

 

Dinh dưỡng người cao tuổi rất quan trọng và cần được quan tâm

2.4. Dinh dưỡng phù hợp

Người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối để đảm bảo sức khỏe. Người cao tuổi cần ăn các thức ăn dễ tiêu hoá, bổ sung chất xơ nhằm kích thích nhu động ruột, không nên ăn quá no, không ăn quá mặn, nhiều dầu mỡ, nên ăn nhiều bữa trong ngày.

Người cao tuổi nên ăn nhiều rau xanh tốt cho sức khỏe như: trái cây chín, cá, sữa…

 

Luôn quan tâm và dành thời gian cho ba mẹ giúp ba mẹ luôn vui

2.5. Chăm sóc đời sống tinh thần

Đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi, tinh thần đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Do tuổi cao và sức yếu, người cao tuổi rất dễ cảm thấy buồn tủi, cô đơn. Lúc này, họ rất cần sự quan tâm, chăm sóc, động viên của con cháu. Khi tinh thần thoải mái, vui vẻ, yêu đời, sức khỏe của người cao tuổi cũng theo đó mà được cải thiện.